
Post tổng kết 3 cuốn sách tớ đọc trong Reading Challenge 2016 🙂
Tuần 4: Đường Xưa Mây Trắng – Thích Nhật Hạnh
Mùa hè năm ấy, khi lang thang cùng mấy anh chị cùng đoàn ở một phố sách cũ ở New Delhi, tớ đã thấy một chị bạn reo lên vui mừng khi mua được cuốn “Đường Xưa Mây Trắng” (Old Path White Cloud) bản tiếng Anh của thầy Thích Nhật Hạnh, lúc đó, hẵng là một cô gái trẻ nhất đoàn – 23 tuổi, và dù rất yêu sách, tớ vẫn không hiểu tại sao chị vui đến mức vậy. Cũng trong chuyến thăm Ấn Độ đó tớ có dịp đi qua Sarnath – nơi Phật giảng bài Pháp đầu tiên cho 5 đệ tử sau khi ngài giác ngộ, và Bodh Gaya – nơi Phật đạt niết bàn sau 49 ngày thiền tịnh. Nhưng… đến giờ tớ hơi tiếc vì mình được đến những nơi “hành hương” đó sớm quá, chưa thể cảm nhận được hết sự linh thiêng những nơi đã đi qua. Và tớ nhận ra, lúc đó tớ đã “không sống ở hiện tại”, đã quá mải mê với những suy nghĩ bên trong mình và quên đi mất hiện tại ngay trước mắt. (Giờ cũng nên về hiện tại để khỏi hối tiếc quá khứ nào :3)
Trong Đường Xưa Mây Trắng, bạn sẽ được gặp Phật (hay gọi là Bụt) từ khi Bụt hẵng còn là một cậu bé thái tử có tên Siddhartha, bạn sẽ theo gót chân Bụt đến mọi nẻo đường Bụt đi qua, gặp những người Bụt đã gặp, và nghe những bài pháp Bụt đã giảng trong cả cuộc đời mình. Nếu là một người muốn tìm hiểu đạo Phật, ĐXMT sẽ cho bạn những kiến thức cơ bản nhất về Phật và đạo tỉnh thức của ngài. Nếu là một người thấy bế tắc với cuộc sống, hoặc một người muốn trở nên tốt hơn, sống đẹp và văn minh hơn, hãy đọc ĐXMT để biết làm thế nào nhé. Bất kì ai đọc ĐXMT đều sẽ nhận được những món quà thật đẹp, thật an lạc và hạnh phúc từ Đức Phật, tớ tin chắc là như vậy. Hãy đọc sớm khi còn có thể!!
Món quà lớn nhất tớ nhận được từ ĐXMT đó là cách sống an lạc, tự tại, an trú trong hiện tại, để trở nên hạnh phúc hơn 🙂 Và tất nhiên nếu hạnh phúc hơn, tâm mình an lạc hơn thì chắc chắn cũng sẽ có tác động tích cực đến các mặt khác của cuộc sống (da cũng đẹp hơn chẳng hạn). Sách khá dày (hơn 600 trang), bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng, nếu mỗi ngày đọc 50 trang thì 2 tuần là xong, vì sách quá hay nên mỗi ngày tớ đọc 100 trang (mất khoảng 2 tiếng nếu tập trung). Tớ đọc sách bản tiếng Việt vì thầy Hạnh viết sách này bằng tiếng Việt, và được dịch giả Mobi Ho dịch sang tiếng Anh. Văn của thầy Hạnh rất đơn giản, cứ nhẹ nhàng đi vào lòng mình, trong sách có một số từ, ngôn ngữ Phật học nhưng tớ nghĩ cũng không có gì quá khó hiểu. Chắc chắn tớ sẽ thường xuyên mở sách ra để đọc và xem lại những đoạn hay của sách.
Tuần 5: Big Magic – Creative Living Beyond Fear by Elizabeth Gilbert
Lần đầu tiên nghe đến Elizabeth Gilbert là khi tớ thấy bà Hilary Clinton nhắc đến Ăn, Cầu Nguyện và Yêu (Eat, Pray, Love) như một quyển sách yêu thích. Trong một lần tình cờ transit ở sân bay Bangkok tớ đã cắn răng mua quyển sách này dù biết rằng mua sách ở sân bay thường sẽ đắt hơn rất nhiều. Nhưng đúng là khi cái duyên đến ta không thể cưỡng lại đc định mệnh :))) Đọc xong EPL tớ rất thích giọng văn, trải nghiệm và suy nghĩ của Eliz, và lần này khi vô tình biết đến quyển Big Magic là sách mới ra của Eliz (sau khi xem bên channel của em Changmakeup) thì tớ cũng phải mua ngay Big Magic về đọc.
Khác với EPL thuộc thể loại tự truyện thì Big Magic được xếp vào thể loại sách self-help kiểu những quyển sách đọc để lấy cảm hứng sống, để khích lệ bản thân. Dù tựa đề sách nghe có vẻ chỉ dành cho các nghệ sĩ nhưng tớ nghĩ quyển sách này hoàn toàn có thể đc đọc bởi bất kì ai. Khi đi qua những năm tháng tuổi trẻ sống hết mình và cháy bỏng, bỗng một ngày bạn dừng chân và thấy mình đã bắt đầu bước vào ngưỡng cửa của những thói quen, sự lặp lại của buồn tẻ và chán ngắt. Lúc này bạn bắt đầu sợ những điều mới mẻ, những rủi ro, những thay đổi, thì Big Magic là dành cho bạn. Tớ còn nhớ sau vài năm gặp lại một người bạn vừa có một cuộc hôn nhân đổ vỡ, đôi khi bạn tâm sự với tớ rằng bạn muốn quay lại với chồng vì cảm thấy mình cần một gia đình, như một thói quen chứ không hẳn vì tình yêu. Bao nhiêu người trong chúng ta cũng như vậy? Làm một điều gì đó chỉ đơn giản vì thói quen, vì guồng quay cuộc sống, vì những nỗi sợ hãi dày vò…. chứ không phải vì chúng ta đang sống?
Trong sách có những suy nghĩ rất đơn giản, nhưng đôi khi chúng ta quên mất, ví dụ như sống mà không dũng cảm đương đầu thì cuộc đời này chắng ý nghĩa gì nữa. Sống sáng tạo là có đủ can đảm “mang ra phía trước” những viên ngọc còn ẩn mình trong bạn, là sống với sự tò mò thôi thúc, hơn là trong sợ hãi. Giá trị của bạn thân là bạn đã cố gắng nỗ lực bao nhiêu, chứ không đo bằng thành công hay thất bại. Điều ngăn cản bạn khỏi cuộc sống mong muốn chính là self-absorbtion (nghi ngờ, chán ghét, đánh giá chính mình hay tự bảo vệ bản thân quá mức). Dù bạn làm gì tốt đến mức nào vẫn sẽ có những người luôn tìm thấy lỗi và chê bai bạn, việc đó chẳng liên quan gì đến bạn cả (Nhạc của Beethoven còn bị chê mà), hãy cứ mỉm cười thật tươi và nói họ “go create your fucking art” =)))….
Đây là quyển sách để thi thoảng giở ra và đọc lại, để tìm lại cảm hứng.. tớ dành hẳn 1 cái note nhỏ trong Evernote để chép lại những câu, những đoạn tớ tâm đắc. Thi thoảng thấy tinh thần đi xuống, cần một cái gì vực dậy thì lại mở ra để đọc nó ^^
Tuần 6, 7: Nothing to Envy: Ordinary Lives in North Korea by Barbara Demick
The Girl with 7 Names by Lee Hyeon Seo
Cách Việt Nam hơn 3,000 km, cũng từng là quân cờ trên chính trường thế giới giữa Tư bản Mỹ và Cộng sản Sô-viết, nhưng gần 70 năm trôi qua, Việt Nam được thống nhất 2 miền. Người Việt Nam có điện, có nước, có xăng, cơm trắng 2 bữa với thịt và hải sản, được tự do suy nghĩ mà không sợ bất kì ai đấu tố, được hưởng những lợi ích của kinh tế thị trường, của cuộc sống hiện đại như internet, 3G, những căn hộ tiện nghi, xe 4 bánh đời mới… Trước khi đọc 2 quyển sách trên tớ nghĩ nếu Bắc Triều Tiên (BTT) không đc như trên thì chí ít cũng như Việt Nam những năm 80 hoặc Myanmar 2010 khi tớ qua thăm. Nhưng không, BTT có lẽ nên được ví như địa ngục trần gian, nạn đói liên tiếp xảy ra khiến người dân phải ăn bất cứ thứ gì tìm được từ lá cây, gỗ, đất cát… tất cả chỉ để đầy cái bụng. Họ được tẩy não và nhồi sọ về lãnh tụ của mình từ khi mới sinh ra, chính quyền xây dựng nên những tổ chức, những cảnh sát ngầm sẵn sàng kiểm tra và đấu tố bất cứ ai có dấu hiệu phản kháng dù chỉ trong suy nghĩ (những thứ tớ tưởng chỉ có trong tiểu thuyết 1984 của George Orwell – link reviewhttp://on.fb.me/1QGj11k) Còn nhiều điều kinh khủng hơn thế nữa mà chỉ sau khi đọc 2 quyển sách trên tớ mới biết.
Cô gái với 7 cái tên là cuốn hồi kí của Lee Hyeon Seo kể về cuộc đời mình từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, chạy trốn khỏi BTT, sinh sống ở TQ dưới vỏ bọc một người TQ gốc Hàn đến ngày chị được sang Seoul theo dạng tị nạn. Tớ đã khóc nhiều lần khi đọc quyển này, thực sự rất cảm động. Lee Hyeon Seo xuất thân từ tầng lớp khá giả ở BTT nên khi đọc quyển này bạn vẫn chưa thể cảm nhận được hết nỗi khổ của tầng lớp nghèo nhất, thống khổ nhất ở BTT.
Chỉ cho đến khi đọc Nothing to Envy của nhà báo Barbara Demick, đc viết dựa trên nội dung phỏng vấn với 5 người BTT, tớ mới biết đến bức tranh toàn cảnh thực sự ở BTT. Quyển này được viết theo giọng báo và văn của Barbara thì tuyệt vời luôn! nên tớ đọc thấy rất…..sướng =)) Nếu bạn nào muốn tìm hiểu về BTT thì tớ khuyến khích các bạn đọc quyển này ngay và luôn! Đây có lẽ sẽ là sách của năm 2016 của tớ :”>
GG,
Lâu lắm rồi mới thấy chị update trên blog này ( mặc dù e vẫn thường xuyên update goodread và snapchat của chị, heheheh )…Từ ngày đọc challenge reading book e có động lực đọc sách ghê gớm luôn đó c mặc dù 1 tháng 1 cuốn nhưng e sẽ cố gắng hehehe… Chị có thể recomend cho e vài quyển sách để có thể tự học ielts ko ạ?,, e cảm ơn chị, chúc chị nhiều sức khỏe và luôn xinh đẹp 😀 😀 😀
Chị ơi thầy Thích Nhất Hạnh chứ không phải Thích Nhật Hạnh đâu chị.
Cảm ơn em đã nhắc chị, chị sửa rồi ^^