#62 Sun Protection Guide

Sunscreen – bước cuối cùng trong skincare routine mỗi sáng, nhưng lại là bước hết sức quan trọng trong việc ngăn ngừa da lão hoá và bảo vệ da trước tác hại của môi trường cũng như sự tàn phá từ mặt trời. Sunscreen/sunblock được dịch ra tiếng Việt là kem chống nắng theo tớ là CHƯA CHÍNH XÁC, chính vì thế nên nhiều bạn cứ nghĩ hôm nay không nắng thì không cần dùng sunscreen!? Nếu dịch nguyên văn từ tiếng Anh SUNSCREEN phải là “kem chống mặt trời” chứ không phải kem chống nắng. Tại sao phải bảo vệ da bạn khỏi mặt trời, các chỉ số của sunscreen là gì, cách sử dụng sunscreen hiệu quả nhất… trong bài này tớ sẽ trình bày tất tần tật những thứ trên.

1. Mặt trời và các tia tử ngoại (Solar Spectrum)

Hàng ngày mặt trời đều mọc ở phía Đông và mang ánh sang đến cho thế giới, nhưng cùng lúc mặt trời cũng phát ra các loại bức xạ ánh sáng có bước sóng khác nhau.

Solar_Spectrum

Tớ sẽ cố gắng không làm cho bài này trở nên thật khó hiểu, chỉ nói đơn giản là bức xạ từ mặt trời có nhiều loại với nhiều bước sóng khác nhau và chúng ta chỉ cần biết đến 2 loại là:

  • Tia cực tím UltraViolet (tia UV), có bước sóng từ 100 nano-mét đến 400 nano-mét, đây là ánh sáng đen mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Kem chống nắng mục đích chính là để chống lại các bức xạ của tia UV.
  • Ánh sáng trắng hay còn gọi là nắng, là bức xạ mà mắt thường có thể nhìn thấy được, có phổ từ khoảng 400nm đến 700nm. Hiện giờ tác hại của ánh sáng trắng trên da vẫn chưa được nghiên cứu nhiều, tuy nhiên có nghiên cứu này chỉ ra 1 số tác hại cũng như ứng dụng của ánh sáng trắng.

→ Theo tớ sunscreen dịch là kem chống nắng là chưa chính xác và rõ nghĩa, sunscreen không dùng để bảo vệ bạn khỏi ánh sáng trắng hay nắng, mà bảo vệ bạn khỏi tia cực tím UV. Có lẽ nên dịch là kem chống tia cực tím/tia UV thì sẽ chính xác hơn. Chính vì thế, một số thứ khác ngoài sunscreen hay được quảng cáo là có UV protection (bảo vệ khỏi tia cực tím) như kính râm, mũ, ô, áo khoác v.v… hay tên gọi khác của sunscreen là UV protection cream.

2. Phân loại tia cực tím UV

uvrays

Tia cực tím UV có 3 loại chính, tớ xếp theo độ tăng dần về mức ảnh hưởng lên da:

  1. UVC: là tia cực tím có bước sóng ngắn nhất (200 – 290nm), nhưng có mức độ tàn phá sinh học lớn nhất. Thật may là UVC hoàn toàn được ngăn chặn bởi tầng ozone nên UVC không phải là loại tia khiến chúng ta phải lo lắng nhiều.
  2. UVB: tia cực tím có bước sóng 290 – 320nm, B trong UVB nghĩa là Burning sẽ làm da bạn sản xuất ra nhiều sắc tố melanin hơn, làm da rám nắng, cháy da, bỏng da, hay mất nước.
  3. UVA: tia tử ngoại có bước sóng dài hơn (320 – 400nm), vì thế UVA có thể xuyên qua lớp biểu bì/thượng bì xuống tầng trung bì của da. A trong UVA nghĩa là Aging, tia UVA là nguyên nhân gây ra các vết thâm, tàn nhang, đốm tối màu trên da (do UVA kích hoạt lượng sắc tố melanin có sẵn trên da), đồng thời cũng làm da lão hoá, có nếp nhăn, bị chảy xệ và bị ung thư da. Thật không may, khi xuống đến mặt đất, có tận 95% UVA, 5% còn lại là UVB. Mây hay kính cửa sổ có thể loại bỏ UVB nhưng không thể ngăn được UVA. Ngay kể cả khi bạn ở trong nhà thời điểm râm mát hay vào một ngày mưa gió, 50% tia UVA vẫn hiện hữu xung quanh bạn. (Nghĩ: ngày mưa, râm mát thì mặt trời vẫn mọc mà!!!)

uv-skin-effect

Tia UVA có thể xâm nhập đến tầng hạ bì (dermis) của da. Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3460660/

 3. Các chỉ số của sunscreen

Sau khi đọc xong phần trên thì chắc mọi người cũng nhận ra khi chống tia UV, chúng ta phải chọn loại sunscreen chống được cả tia UVA và UVB, mà đặc biệt là UVA vì UVA chính là tác nhân gây lão hoá cũng như ung thư da. Trong các loại kem chống nắng, bao giờ cũng có 2 chỉ số, 1 chỉ số đo mức độ chống UVA, chỉ số kia đo mức chống UVB.

a. Chống UVA: 

Có nhiều chỉ số phân loại mức độ chống tia UVA, tuỳ thuộc vào thị trường (Nhật, Mỹ, châu Âu). Cần phải biết cách đọc chỉ số theo từng thị trường để biết loại sunscreen đó có khả năng chống cả UVA & UVB hay không, vì nếu không biết đọc và lựa chọn loại kem tốt, việc bạn bôi kem cũng = 0, vừa tốn kém mà không làm đc việc.

I. Chỉ số PA (Protection Grade of UVA) – thị trường Nhật Bản:

Chỉ số thông dụng nhất biểu thị mức độ chống lại tia UVA là chỉ số PA (Protection Grade of UVA) được sử dụng ở Nhật, bây giờ đã được nhiều hãng trên thế giới lấy làm chuẩn để chỉ ra mức độ chống UVA. Đằng sau PA sẽ lần lượt có 1 đến 4 dấu +, càng nhiều dấu + thì chỉ số chống UVA càng cao.

Cle-de-Peau-Sunscreen

  • PA+++ đây là mức độ chống UVA thông dụng, hầu như các loại sunscreen ở Nhật đều đạt đc PA+++
  • PA++++ bây giờ một số loại kem bắt đầu đạt đc mức độ chống UVA là PA++++

II. Broad Spectrum – thị trường Mỹ:

Với kem chống nắng ở thị trường Mỹ, họ không sử dụng chỉ số PA, mà thay vào đó trong tên kem chống nắng sẽ có chữ Broad Spectrum (phổ rộng), nghĩa là chống được cả tia UVA và UVB. Tuy nhiên, có 2 loại tia UVA là UVA 1 (bước sóng 340nm – 400nm) và UVA 2 (bước sóng 320nm – 340nm), vì thế mọi người đặc biệt lưu ý, hễ kem chống nắng có thể chống một phần tia UVA (ví dụ UVA 2) thì đều được xếp loại là Broad Spectrum, để biết loại kem đó có chống được đầy đủ cả phổ của UVA (UVA 1 & 2) hay không, chỉ có một cách duy nhất đó là đọc thành phần kem. Hiện giờ Mỹ đang định áp dụng phương pháp star rating để xếp loại khả năng chống UVA theo cấp độ 1-4 sao, rất ít sunscreen ở Mỹ có khả năng chống được cả UVA 1 & 2.

_7309230

(cùng một loại sunscreen của Cle de Peau, nhìn thoáng qua có thể bạn thấy rất giống nhau, nhưng trên bao bì, từ PA+++ – bán ra ở thị trường Nhật Bản – đã được chuyển sang Broad Spectrum để bán ra ở thị trường Mỹ, không chỉ khác về packaging, cách viết chỉ số chống UVA, mà có lẽ, thành phần của loại sunscreen này cũng khác nhau giữa các thị trường, tại sao thì tớ sẽ viết ở dưới)

III. Thị trường châu Âu:

Sunscreen ở thị trường châu Âu thường có tiêu chuẩn cao hơn so với sunscreen ở thị trường Mỹ, châu Âu cũng cho phép nhiều loại chất (UV filters) được sử dụng trong sunscreen hơn, nhưng ở châu Âu, cũng không có một chỉ số riêng nào để đo mức độ chống tia UVA. Tuy nhiên, sunscreen ở châu Âu được quy định là mức độ chống UVA phải bằng ít nhất 1/3 mức độ chống UVB (chỉ số SPF), kem chống nắng đạt chuẩn này sẽ được in chữ UVA ở trong vòng tròn. Ở Anh sử dụng hệ thống 1 sao – 5 sao để đo mức độ chống UVA, với 5 sao là cao nhất.

sunscreen2

(ảnh trên: kem bên trái bán ra ở Pháp sử dụng chữ UVA trong hình tròn để chỉ ra kem đạt tiêu chuẩn quy định, còn kem bên phải bán ra ở Mỹ có chữ Broad Spectrum)

IV. Chỉ số PPD (Persistent Pigment Darkening):

Như tớ đã nói ở trên, UVA làm các sắc tố melanin trên da tối màu hơn, biến thành nám, tàn nhang, đốm tối màu trên da… vì thế, chỉ số PPD sẽ đo lường mức độ chống lại sự làm tối sắc tố (pigment darkening) của sunscreen. Chỉ số này hiện nay chủ yếu được sử dụng trên kem của L’Oreal thôi.

b. Chống UVB:

Mức độ chống UVB của sunscreen được đo bằng chỉ số SPF (Sunburn Protection Factor). Chỉ số SPF càng cao thì mức độ chống UVB càng lớn, hiện giờ cao nhất là SPF 50+. Vì tia UVB chiếm tỉ lệ ít hơn so với UVA (5% vs. 95%), và hầu hết kem chống nắng đều đạt chuẩn chống UVB (theo tớ nên chọn kem có SPF 30+ trở lên), tớ cũng không muốn làm bài này quá phức tạp nên xin dừng ở đây. Bạn nào quan tâm hơn về SPF có thể đọc bài này của bạn TheIngredientsObsession.

4. Hoạt chất chống tia UV (UV filters)

Có rất nhiều hoạt chất (UV filters) chống tia UV, nhưng hiện giờ ở US theo tớ nhớ là chỉ có 17 hoạt chất được cho phép sử dụng, ở châu Âu là 28 và ở Nhật là 40 (Chính vì sự khác nhau này mà một số loại sunscreen của châu Âu hay của Nhật khi sang thị trường Mỹ đã phải thay đổi thành phần hoặc rút bớt hoạt chất trong sunscreen ra, ví dụ như kem chống nắng Cle de Peau ở trên phiên bản của Nhật có Tinosorb S và Uvinul A Plus là các hoạt chất được phép sử dụng ở Nhật tuy nhiên lại chưa được cho phép ở Mỹ). Hoạt chất cấu tạo nên sunscreen sẽ xác định xem kem đó thuộc loại chống nắng vật lý (physical sunscreen hay còn gọi là inorganic sunscreen) hay chống nắng hoá học (chemical sunscreen hay còn gọi là organic sunscreen).

Physical sunscreen (inorganic sunscreen)/kem chống nắng vật lý thành phần sẽ có 1 hoặc cả 2 hoạt chất là các chất khoáng zinc oxide hoặc titanium dioxide. Nguyên lý hoạt động của kem chống nắng vật lý là hoạt chất chống tia UV sẽ tạo nên một lớp màng hay một cái khiên trên da, khi tia UV chiếu vào da bạn lớp màng đó phản quang lại tia UV. Ưu điểm của loại này là bền vững dưới tác động của tia UV, nhược điểm là để lại một lớp màng trắng trên da.

3_Beautyspa__111047

Chemical sunscreen (organic sunscreen)/kem chống nắng hoá học thành phần sẽ có một số hoạt chất tiêu biểu như avobenzone,  oxybenzone,  octisalate,  octocrylene,  octinoxate, Tinosorb S/M v.v… Nguyên lý hoạt động của những hoạt chất này là, khi tia UV chiếu vào da, các hoạt chất nêu trên sẽ hấp thụ tia UV, tuy nhiên sau khi hấp thụ tia UV thì khả năng chống nắng trên da bạn sẽ bị giảm, muốn duy trì thì chỉ còn cách là apply lại. Ưu điểm của loại này là tính thẩm mỹ cao, mỏng, nhẹ, ăn vào da, không làm trắng da. Nhược điểm: có khả năng gây kích ứng da, không ổn định, tính an toàn của hoạt chất khi sử dụng lâu dài.

Để đi sâu vào hoạt chất chống tia UV có lẽ cần một bài dài dài nữa. Theo tớ các bạn nên biết một số hoạt chất phổ biến, khả năng chống tia UV của chúng, tính ổn định, mức độ an toàn khi dùng trên da… để có thể lựa chọn được loại kem chống nắng tốt và an toàn. Vấn đề này có lẽ tớ sẽ hẹn các bạn vào một bài khác. Hiện giờ chỉ có 3 chất có thể chống hoàn toàn (phổ rộng) tia UVA 1, UVA 2 và UVB là Zinc Oxide, Tinosorb S và Tinosorb M, các chất còn lại chỉ có thể chống 1 phần UVA 1 hoặc UVA 2, để đạt tính ổn định cũng như tăng hiệu quả chống nắng, các hãng sẽ phải kết hợp nhiều hoạt chất khác nhau. Bạn TheIngredientsObsession cũng có bài viết về hoạt chất chống UVA, các bạn quan tâm có thể ghé đọc.

UV-rays

5. Cách sử dụng sunscreen hiệu quả

a. Lựa chọn kem chống nắng tốt & an toàn:

Điều đầu tiên khi muốn sử dụng sunscreen hiệu quả đó là bạn phải chọn được một loại kem chống nắng tốt, tốt ở đây là (1) phù hợp với da bạn i.e. da dầu, da khô, da nhạy cảm, da mụn… (chống nắng vật lý sẽ hợp với các bạn da nhạy cảm, da mụn hơn); (2) hoạt chất có khả năng chống phổ rộng cả UVA1&2, khi chưa đọc được thành phần thì các bạn nên chọn loại kem đạt chuẩn về chỉ số chống UVA (PA+++/Broad Spectrum hay UVA khoanh tròn) và chỉ số chống UVB (SPF 30+ trở lên); (3) tính ổn định; (4) tính thẩm mỹ; (5) giá cả: vì sunscreen bạn phải dùng rất nhiều, trung bình 1 ngày cho cả mặt và cổ thôi đã là 1.5ml – 2ml nên một tuýp 30ml-50ml chỉ dùng được trong 1 tháng thôi.

b. Dùng đủ lượng kem:

Sunscreen chỉ có thể hoạt động khi bạn thoa đủ 2mg sản phẩm trên 1cm vuông bề mặt. Nghe rắc rối khó nhớ quá nhỉ, tớ thấy mọi người hay áp dụng cách là bôi đủ một dải từ đầu ngón tay giữa đến cuối lòng bàn tay: đủ để dùng cho cả mặt và cổ, trên lý thuyết thì là 1/4 teaspoon cho mặt. Còn tớ thì hay dùng một lượng khoảng như đồng xu 5000đ cho mặt, và một lượng tương tự cho cổ (tất nhiên còn phụ thuộc vào texture của kem để bôi nhiều hoặc ít hơn). Nếu thấy hơi nhiều thì có thể chia ra thoa lên da làm 2 lần ^^ Quan điểm của tớ là thà dùng thừa còn hơn dùng thiếu =)

http://www.reddit.com/r/SkincareAddiction/comments/17n4q6/how_much_sunscreen_to_apply_when_using_a_chemical/

c. Thời gian hiệu quả:

Do sunscreen sẽ mất đi tính hiệu quả và sự bền vững sau khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng ngoài trời (nhiều tia UV hơn) so với khi ta ở trong nhà, thành ra nếu bạn hoạt động nhiều ngoài trời, nên apply lại sau mỗi 2 giờ.

Nếu bạn chủ yếu hoạt động trong nhà, nhưng da bạn dầu hoặc hay ra mồ hôi, nên chọn kem chống nắng waterproof/water-resistant (có khả năng chống trôi) hoặc cũng nên apply lại sau mỗi 2 giờ.

Nếu bạn trang điểm hàng ngày, nên chọn kem chống nắng vật lý vì chúng bền vững hơn nên hiệu quả hơn và đặc biệt là nếu bạn không thể apply lại kem chống nắng thì ít nhất có thể yên tâm phần nào. Tuy nhiên hiện giờ rất nhiều hãng đã ra các loại thể kem chống nắng bột hoặc phấn nén phù hợp. Ngoài ra lựa chọn kem nền, kem lót hoặc phấn phủ thành phần có SPF chống UVB hoặc chống được cả UVA thì càng tốt.

Các bạn nên bôi kem chống nắng ít nhất 20 phút trước khi ra ngoài, đặc biệt là KCN hoá học.

Nên giữ cho da ẩm, uống nước, dùng kem dưỡng ẩm, da khô rất dễ hấp thụ tia UV, vì thế da ẩm sẽ tăng khả năng chống tia UV hơn. Ngoài ra trước khi apply kem chống nắng, nếu bạn dùng các loại serum hoặc kem có thành phần chống oxy hoá (antioxidant) ví dụ như serum chứa vitamin C cũng sẽ giúp kem chống nắng hoạt động hiệu quả hơn.

d. Cách apply kem chống nắng và trang điểm sau bước chống nắng:

Để apply sunscreen hiệu quả nhất, các bạn nên chấm đều kem ra khoảng 20-25 điểm trên mặt, rồi vỗ lên da để kem có thể thấm thấu hoặc tạo thành lớp màng ngăn hiệu quả trên da. Các bạn không nên rub (ấn mạnh và xoa/kì) kem lên da vì như thế sẽ giảm tính hiệu quả của kem. Cũng không nên thoa, hay xoa vòng tròn (back and forth) trên da vì vô tình như thế này bạn làm cho lớp màng của kem chống nắng bị suy yếu.

Để trang điểm sau bước kem chống nắng, các bạn nên đợi cho lớp sunscreen khô đi (sau 3-5 phút), tránh apply kem nền ngay lập tức sau khi apply kem chống nắng. Nên dùng beauty blender hoặc một miếng sponge để vỗ lớp foundation nhẹ nhàng lên da. Cũng tương tự như cách apply kem chống nắng, tuyệt đối tránh dùng lực để rub hay xoa vòng tròn/thoa kem nền lên da – tại vì những cách này vô tình sẽ làm loãng hay làm mỏng lớp kem chống nắng.

e. Chống UV tuyệt đối:

Ngoài sử dụng kem chống tia UV, các bạn còn có thể dùng thêm kính râm, áo chống nắng, mũ, găng tay… để đạt được hiệu quả chống UV cao nhất, tất nhiên không thể tuyệt đối. Ngoài ra nên hạn chế ra nắng, đặc biệt trong khoảng thời gian 10 giờ sáng đến 4h chiều, thời điểm nhiều tia UVA nhất.

11358

Tất nhiên cái gì quá cũng không tốt, ban đầu khi tớ viết bài này tớ định thêm phần tác dụng phụ của việc chống nắng quá đà, nhưng vì bài viết đã trở nên quá dài nên hẹn mọi người sẽ viết vào một bài khác. Trong phạm vi bài này tớ chỉ nói thêm là, tia UVB giúp tổng hợp vitamin D, một loại pre-hormone (tiền hóc môn) giúp cơ thể hấp thụ canxi, và vì nó là hóc môn nên nó sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cơ thể. Vì thế, khi chúng ta chống nắng quá đà (mà có lẽ chẳng bao giờ nhỉ), cơ thể sẽ bị thiếu hụt vitamin D gây ra một số vấn đề. Cá nhân tớ, phần mặt + cổ + bàn tay tớ sẽ luôn bôi kem chống nắng đủ và hiệu quả. Còn phần người (tay, chân) thì thi thoảng (hôm nào lười chả hạn!) tớ sẽ chỉ bôi kem dưỡng thể mục đích là dưỡng ẩm thôi (bây giờ tớ đang tập dùng thêm vitamin C/niacinamide) để cơ thể có thể tự tổng hợp vitamin D =)), tớ lại vốn là đứa cực yêu mặt trời, yêu tắm nắng (ngày xưa thời còn ngu dại tớ toàn ra công viên nằm tắm nắng buổi trưa (12h đến 2h), cũng tại vì ở Anh nắng như kiểu xa xỉ phẩm í, lúc nào có là phải a lô xô đi hứng huhu).

46151870

Hi vọng bài này dễ hiểu với mọi người. Viết về sunscreen, kem chống nắng thì trên mạng rất rất nhiều bài rồi, ngày xưa tớ cứ nghĩ là cũng chẳng cần viết vì ai muốn biết thì cũng đã tìm để đọc rồi, nhưng hôm rồi có em hỏi tớ ở trong instagram về nếp nhăn ở mắt, và em ý nói rằng em ko dùng KCN, hx hx, vậy là tớ mới cố ngồi viết xong bài này, để những bạn nào 22 tuổi (như em í rồi) mà còn chưa dùng sunscreen thì xin hãy lập tức dùng ngay! Dưỡng da mà không chống tia UV ư? Nếu vậy bạn không cần tiếp tục dưỡng đâu, vì có dưỡng cũng thế =) vẫn lão hoá, da mụn, nhạy cảm, da khô như thường =))

Hôm nay là ngày đầu tiên tháng 11 rồi, chúc cả nhà 1 tháng vui vẻ. Và đừng quên dùng sunscreen mỗi ngày nhé 😉 Bạn nào quan tâm đến các hoạt chất chống nắng thì tớ sẽ ngâm cứu và viết 1 bài *cố gắng thật dễ hiểu* 😛

GG,

P/S: mặc dù không muốn gọi sunscreen là kem chống nắng, nhưng vì cách sử dụng này đã quá quen thuộc nên một vài đôi chỗ trong bài tớ vẫn gọi kem chống tia UV là kem chống nắng.

27 thoughts on “#62 Sun Protection Guide

  1. Haha, ấy thật là chăm chỉ ý! Tớ phải tách bài KCN ra làm nhiều phần vì không thể viết dài nổi (mà phải cái cũng nói lắm) mà ấy thì đã tập trung được hết vào một bài :D. Cứ đà này tớ chắc phải viết thành 10 phần :)))

    1. Hihi, ừh tớ công nhận là chủ đề kem chống nắng này hơi bị dai và dài =) tớ thì ko viết sâu đc như ấy để thành 10 phần 😀 nên cố gắng gói gọn trong 1 bài thui 😛 mong ấy viết thật nhanh cho xong 10 bài =)) đọc cho sướng ^^

  2. sau khi đọc bài của bạn mình đã đi mua ngay kem chống nắng 😀 . mặc dù biết là cần nhưng hồi trước do dùng thấy kem chống nắng đa phần bị hơi nhớt và trắng trắng mặt nên mình chỉ dùng mùa hè. giờ mình kiếm đc lọ của sisley thì ưng ý luôn
    Blog của bạn thật thú vị 😀 thanks bạn nhiều vì những chia sẻ rất chi tiết

  3. chị ơi cho e hỏi ban ngày mình ở trong phòng ngủ có rèm che kín phòng tối thì có cần bôi kcn không ạ? e cảm ơn. Đọc blog của chị lâu rồi mà h mới sign up để follow, blog chị thích lắm ạ, giúp e biết thêm nhiều kiến thức 🙂

    1. Cảm ơn em, nếu em ở nhà có rèm thì em có thể dùng spf thấp hơn (spf15), thành phần có 5% zinc õide để chống uva là đc. Coi việc dùng sunscreen như thói quen đánh răng rửa mặt í, vì tia UV làm da lão hoá, còn nếu em k quan trọng lắm việc da lão hoá (có nếp nhăn, mất collagen, chảy xệ v.v….) thì k cần dùng khi ở nhà e ạ.

    1. Hihi, chị nói câu rất chuẩn ạ. Sunscreen là nền tảng cho mọi bước dưỡng da, nếu ko có kcn thì thôi chắc vứt hết đống đồ dưỡng da khác đi. Giờ em mới thấy tiếc nhiều năm chăm da =) nhưng lại ko dùng kcn.

  4. Cảm ơn bạn. Bài viết thật bổ ích. Có nhiều cái tưởng mình biết mà hóa ra vẫn không biết đủ :). Buồn ơi là buồn là đến bây giờ mình vẫn chưa tìm được loại kem chống nắng nào hợp với da mình

  5. tia UV cũng có trong ánh đèn và màn hình máy vi tính đúng ko ạ 😦
    vậy cũng phải bôi KCN chị nhỉ

    1. Có trong đèn huỳnh quang thôi em ạ, nhg đèn LED thì không có tia UV. Nên thay bóng đèn trong nhà sang đèn LED nhé. Còn máy tính cũng có nhưng yếu hơn, em nên điều chỉnh ánh sáng màn hình vừa phải thôi. Và dán một tấm dán sẽ giúp bảo vệ phần nào.

  6. Chị ơi, em đang dùng kcn Biore aqua (chai màu xanh dương ý), nó là suncreen phải ko chị? Buổi sáng, e dùng kcn rồi mới đến các bước dưỡng da hay là ngược lại vậy chị?

  7. Chị ơi,em vẫn quằn quại vụ kcn này quá. chị dạo này có review loại nào tốt ko,em đang dùng neutrogena,nếu trời đông thì ok chứ hè và bôi bao nhiêu bước skin care rùi trét lên nó khó tan,bôi nhiều thì nó cứ hơi vón vón lại kì ra như…ghét vậy.hic hic hic

  8. làm biếng đọc quá, mặc dù thích và muốn hiểu hơn. có ghi âm thì khỏe hơn, đi làm ngồi máy về nhà ngồi máy ko có nỗi

  9. Chị ơi, em cũng toàn coi nhẹ việc dùng KCN (đến nay đã 25t mà mới sắm được lọ BB cream có SPF 30 được hơn tháng, vẫn chưa dám dùng vì chưa mua được cleansing oil), nên là da mặt em hơi sạm lại còn thêm nếp nhăn li ti ở dưới và đuôi mắt, đi kèm với vài nốt nám. Hix hix.

    Đọc bài này xong thì em mới hiểu được tầm quan trọng của nó. Nhân tiện, chị cho em hỏi một số vấn đề với ạ:
    1. Kem BB em dùng có SPF 30, broad spectrum với Zinc Oxide 20% của Andalou, màu Natural thì có thể dùng như KCN k ạ? Lượng bôi lên mặt cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn “đủ” như chị nói ở trên ạ (Em hiện cũng bôi đều khắp mặt nhưng lượng chỉ như hạt đậu đỏ thôi ạ). Bôi xong chẳng thấy sáng thêm tí nào mà chỉ có mềm da hơn. Da em là hỗn hợp thiên khô ạ.
    2. Nếu chưa đủ thì có cần sắm thêm KCN chuyên biệt k ạ? Chị biết loại nào tốt, organic không ạ? Da em cơ địa dị ứng nên phải hạn chế hóa chất ạ.
    3. Về việc tẩy trang, em đang nhăm nhe Apricot kernel oil của Silk Naturals mà mãi chưa có hàng. Vậy em chuyển qua DHC thì thành phần thế nào ạ? Em thấy có một loại màu hồng dành cho da nhạy cảm ạ.
    4. SRM thì em đang dùng Black soap rosehips của Sheaterra nhưng mà chẳng có chút bọt nào cả. Vậy em dùng nó sau bước dầu tẩy trang có ổn k ạ?

    Em hỏi hơi nhiều chút nên mong chị thông cảm ạ. Cám ơn chị.

  10. Chị ơi cho e hỏi kem chống nắng vật lý loại nào tốt cho da khô và nhạy cảm ah? Vì bầu bí nên ko dùng đc loại hoá học. Có lọai nào của Nhật mà tốt chỉ e với nhé, e cám ơn chị ah ^^

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.