Chọn review máy rửa mặt Clarisonic làm post đầu tiên sở dĩ cũng vì triết lý chăm sóc da của tớ là bước rửa mặt là một bước cực kì quan trọng trong quá trình dưỡng da. Trong cuốn sách The Japanese Skincare Revolution, tác giả Chizu Saeki đã nói về hệ thống các bước chăm sóc da của người Nhật, trong đó bao gồm 2 bước rửa mặt (double cleansing): tẩy trang (rửa sạch lớp trang điểm) rồi đến rửa mặt lại bằng SRM như bình thường. Nếu hôm nào trang điểm mắt đậm, thậm chí bạn còn nên tẩy trang vùng mắt riêng. Như vậy để thấy không chỉ mình tớ nghĩ rửa mặt quan trọng như nào, một làn da sạch sẽ là tiền đề cho bất kì một làn da đẹp nào.
Giới thiệu Clarisonic
Máy rửa mặt Clarisonic là sản phẩm chủ đạo của công ty Pacific Bioscience Laboratories ở Washington, Mỹ. Công ty này ra đời vào năm 2000 và được sáng lập bởi 5 thành viên, trong đó có David Giulaini hiện là CEO của Clarisonic. Một điều tình cờ là trước khi dùng Clarisonic tớ đã dùng bàn chải đánh răng điện Philips Sonicare nên thành ra khi nghe cái tên Clarisonic tớ đã ngờ ngợ có lẽ nào 2 sản phẩm này sử dụng cùng 1 loại công nghệ. Và quả thật David Giulaini chính là người đồng sáng lập và cũng là CEO của Optiva, công ty đầu tiên phát triển sản phẩm bàn chải điện sử dụng công nghệ Sonicare và rồi sau đó Giulaini bán Optiva cho Philips Oral Healthcare vào năm 2000.
Máy rửa mặt Clarisonic tuy chính thức được tung ra thị trường vào khoảng năm 2003, nhưng từ 2003 đến 2007 chỉ chủ yếu bán cho salons, hoặc những nhà chăm sóc da mặt chuyên nghiệp (estheticians/facialists). Đến 2007 thì sau khi Oprah đưa Clarisonic vào danh sách những thứ bà thích nhất trong năm 2007, Clarisonic mới bắt đầu được biết đến hơn và nổi tiếng từ đó. Năm 2009 khi tớ bắt đầu tập tành chăm sóc da mặt và cũng muốn mua 1 em Clarisonic nhưng luôn ngại ngần vì giá của nó quá đắt đỏ, và đợt đó sống đời sống du mục nay đây mai đó nên thành ra chưa dám mua, mà chỉ mua em máy rửa mặt Olay Pro-X thôi, mãi đến gần đây khi ổn định cuộc sống ở Việt Nam tớ mới quyết định mua.
Công nghệ Sonic/Sonicare
Đây là công nghệ mới giúp cho bàn chải có thể rung tới 31,000 lần mỗi phút. Công nghệ này được Optiva tiên phong phát minh và sử dụng đầu tiên và về sau là Philips Sonicare toothbrush. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy bàn chải sử dụng công nghệ Sonicare thì chải sạch hiệu quả hơn chải bằng tay, và kể cả bàn chải điện của Oral B (wikipedia). Sau khi bán Optiva cho Philips, Giulaini đã lập ra Clarisonic và ứng dụng công nghệ này vào việc chăm sóc da, và tất nhiên Clarisonic được ra đời.
Ưu/Khuyết điểm
Như đã nói ở trên, mỗi phút bàn chải sử dụng Sonicare có thể rung đến 31,000 lần. Trong trường hợp của Clarisonic, bàn chải rung được 300 lần/1 giây = 18,000 lần/phút, theo như trang chủ của Clarisonic thì dùng máy rửa mặt có thể chải sạch gấp 6 lần so với rửa bằng tay thông thường. Rung ở đây là oscillation movements, tớ không biết dịch như thế nào, nhưng đại loại là xoay trái rồi xoay phải ngay lập tức, 300 lần/giây tức là rất rất nhanh. Một ưu điểm khác nữa của công nghệ này đó là máy rửa mặt sẽ được sạc bằng “inductive charging” nghĩa là công nghệ sạc không dây. Tớ thì không hiểu rõ về yếu tố kĩ thuật của công nghệ sạc không dây này, nhưng theo tớ thấy thì sạc không dây có ưu điểm là tránh bị điện giật vì máy rửa mặt thường bị ướt, tuy nhiên sạc không dây cũng có yếu điểm là sạc rất rất lâu, trung bình thời gian để sạc đầy máy rửa mặt của Clarisonic là từ 18 giờ (Mia) cho đến 24 giờ (Pro) vì điện bị tiêu hao ra ngoài không khí trong quá trình sạc.
***
Rồi giờ đi vào phần chính là máy rửa mặt Clarisonic. Máy của tớ là Clarisonic PRO nhé, tớ mua ở Amazon, mặc dù không phải là authorized seller của Clarisonic nhưng tớ nghĩ đằng nào ở Việt Nam cũng không được bảo hành nên cứ chỗ nào rẻ thì mua, nhưng vẫn phải có uy tín chút nhé, chứ không phải bạ đâu mua đấy vì bây giờ có cả hàng nhái Clarisonic như thật nữa (Các bạn cứ google “fake Clarisonic” là ra cả một đống). Cuối bài tớ sẽ chỉ cho các bạn một vài tips để phân biệt thật – giả.
Về chủng loại: Có 5 loại Clarisonic tất cả, vào link này để xem bảng so sánh giữa các loại. Nói đơn giản thì gồm Mia 1 (1 tốc độ), Mia 2 (2 tốc độ), Aria và Plus (3 tốc độ) và cuối cùng là Pro (4 tốc độ). Loại Pro bạn chỉ có thể mua từ bên bán lại như authorized sellers hoặc Amazon thôi chứ trên trang chủ của Clarisonic thì không có vì Pro chủ yếu dành cho salons.
Về hình dáng: Clarisonic khá là nuột nà, vật liệu nhựa cao cấp, khó trơn trượt, ngoài ra thì có rất nhiều màu sắc để lựa chọn, đặc biệt là dòng Mia 1/2, Plus. Aria và Pro thì chỉ có 3-4 màu chính. Tuy nhiên về kích cỡ so với bàn tay châu Á của tớ (thuộc dạng nhỏ) thì Clarisonic Pro khá nặng và to, đặc biệt khi dùng cho cơ thể thì tay cũng được tập thể dục luôn. Dòng Mia 1/2 có lẽ vừa xinh với mọi người hơn.
Về đầu bàn chải thay thế: Clarisonic có lẽ là có nhiều loại đầu bàn chải nhất từ cho da nhạy cảm, da thường, đến da bị mụn, bàn chải body, bàn chải tẩy tế bào chết etc… Tuy nhiên chi phí thay đầu bàn chải không phải là rẻ. Theo lời khuyên của Clarisonic thì 3 tháng bạn nên thay 1 lần, và mỗi đầu bàn chải giá khoảng 25$ (bằng khoảng 525K) vậy là mỗi tháng khoảng 175K hay mỗi ngày là 6K =)), chưa kể chi phí khấu hao máy. Tớ đang dùng đầu bàn chải đi kèm máy là dành cho da nhạy cảm, thấy khá mềm và không bị rụng lông. Đầu bàn chải dành cho body thì to hơn và cứng hơn. Khi nào có dịp dùng các đầu bàn chải khác thì tớ review sau.
Về tác dụng:
Trên website của Clarisonic thì họ nói tác dụng của công nghệ Sonic:
-
- Removes makeup 6X better than manual cleansing
- Leaves skin feeling and looking smoother
- Removes impurities that keep creams and serums from working their best
- Gentle enough to use twice a day
- Reduces oily areas, dry skin patches and blemishes
- Minimizes the appearance of visible pores
Theo mình thấy thì, độ sạch hơn 6 lần là nói hơi quá, vì manual cleansing thì rất khó để định nghĩa, bạn có thể dùng tay, hoặc sự trợ giúp từ khăn rửa mặt, hoặc những miếng bông rửa mặt, hoặc bàn chải rửa mặt, chỉ khác là bạn tự dùng tay mình chà hoặc quay tròn miếng bông. Khi mua Clarisonic Pro tớ hi vọng là mấy em mụn đầu đen trên mũi sẽ biến mất, nhưng không, chúng chỉ đỡ đi một phần thôi. Thêm nữa da mặt tớ thuộc loại dày và trơ lì (high resistance) nên tớ sử dụng mức Pro (mức 4) cao nhất ở máy nên không thể nói là do tớ chưa cố hết sức =). Tuy nhiên là một fan của công nghệ Sonicare và đã dùng bàn chải điện Philips lâu rồi nên tớ nghĩ sạch hơn bình thường là đúng, nhưng tớ chỉ đánh giá sạch hơn khoảng 3-4 lần thôi. Bằng chứng là sau khi dùng Clarisonic thì tớ lau mặt với toner và dùng máy Hada Crie thì mặt vẫn còn sót một ít bụi bẩn. Nhưng cũng không thể trách Clarisonic được, vì chúng ta rất dễ OVERCLEAN tức là làm sạch quá mức cần thiết và điều này sẽ có tác dụng phụ là làm cho da bị tổn thương rồi break out. Chắc các bác Clarisonic thấy số 6 đẹp theo phong thuỷ phương Đông nên chọn đại thay vì số 4 =) hihi.
Nếu bạn biết đến cấu trúc của da thì sẽ biết lớp biểu bì đầu tiên có bao gồm một tầng da chết, gây cản trở cho các loại kem dưỡng ta bôi lên mặt hàng ngày đi sâu thật sự vào các lớp dưới biểu bì. Vì thế máy rửa mặt Clarisonic sau khi loại bỏ lớp tế bào chết này sẽ giúp cho serum và dưỡng thẩm thấu vào da dễ hơn, đồng thời phát huy được tác dụng hơn.
Clarisonic thực sự giúp cải thiện lỗ chân lông, đặc biệt là thu nhỏ hơn, do các chất bụi bẩn trên mặt được loại bỏ khoảng 80-90%.
Về độ bền: Tớ mới dùng được khoảng 1 tháng thôi nên không dám nói nhiều về cái này. Nhưng theo như tớ nghĩ thì 1 em máy rửa mặt đắt đỏ như này thì ít ra phải được khoảng 3-4 năm. Em Olay của tớ sau 3-4 năm quăng quật thì cũng mới hi sinh xong, nhưng không phải do máy mà do tớ, dùng xong quên không vứt pin đi nên để nó bị chảy nước ở trong 😦
Về giá cả: So với các đối thủ máy rửa mặt Clarisonic đắt nhất, rẻ nhất là Mia ($119) rồi đến Mia 2 ($149) cuối cùng là Plus & Pro ($225). Đây là giá ở Mỹ, các bạn ở VN sẽ phải đội lên vài chục $ nữa. Ví dụ như em Pro của tớ mua trên Amazon.com khoảng $180, dùng được trong 3 năm thì tiền khấu hao máy mỗi ngày khoảng 3.5K. Như vậy thì cũng hợp lý đấy chứ nhỉ :)) Tuy nhiên giá máy Clarisonic vẫn cao so với đối thủ cạnh tranh, một phần là do công nghệ sonic và sạc không dây. Hi vọng Clarisonic sớm khắc phục được nhược điểm này và có thể sản xuất đại trà hơn để nhiều bạn có khả năng mua được hơn.
Đánh giá chung: 4.5/5 (vì chưa có em máy rửa mặt nào qua được Clarisonic về công nghệ Sonic)
Tóm lại:
- Dùng Clarisonic không có nghĩa là bạn có thể bỏ qua việc tẩy tế bào chết hàng tuần.
- Bạn vẫn cần bước toner sau khi rửa mặt với máy Clarisonic. Như đã nói ở trên Clarisonic chỉ có thể loại bỏ nhiều nhất 80-90% bụi bẩn thôi nên thành ra bước toner vẫn phần nào giúp bạn bỏ thêm được một chút bụi bẩn và thu hẹp các lỗ chân lông lại.
- Dùng Clarisonic không thể giúp bạn hết mụn, mà chỉ có thể giúp lớp tế bào chết bớt đi, nên kem dưỡng trị mụn của bạn phát huy được tác dụng hơn.
- Hàng tuần hoặc 3-4 ngày nên rửa đầu bàn chải với xà phòng + nước ấm, bỏ phần đầu bàn chải ra và rửa phía mặt sau của bàn chải, lẫn máy.
- Trên trang web của Clarisonic nói có thể dùng 2 lần/ngày, nhưng theo tớ thì dùng 1 lần vào buổi tối là đủ. Bạn có thể thử 2 lần/ngày nhưng nếu thấy da có dấu hiệu nổi mẩn ngứa, đỏ thì nên dừng lại và chỉ dùng 1 lần/ngày.
- Không nên dùng chung đầu bàn chải với người khác, nếu chung máy thì mỗi người 1 đầu bản chải.
Tips để phân biệt máy giả và máy thật:
- Máy xịn thì vỏ hộp sẽ in hình máy trùng màu với máy thật ở trong, không bao giờ có chuyện vỏ hộp hình máy màu trắng, mở ra bên trong màu hồng.
- Mỗi máy Clarisonic sẽ có một chuỗi các kí tự in ở cuối thân máy tương trưng cho Loại máy – Năm sản xuất – Số lô – Màu sắc. Ví dụ của tớ là P13122B nghĩa là Loại máy Pro – Năm sản xuất 2013 – Số lô 122 – Màu hồng B; Máy của bạn tớ là MT12347B nghĩa là Loại máy Mia Two – Năm sản xuất 2012 – Số lô 347 – Màu hồng B Giả sử máy của bạn là Plus nhưng trên thân máy lại có chuỗi kí tự bắt đầu bằng M/MT nghĩa là hàng giả. Ngoài ra thì chuỗi kí tự này cũng được in ở trên vỏ hộp, ngay gần mã vạch. Chuối kí tự này phải trùng khít với chuỗi in trên vỏ hộp.
- Đầu bàn chải xịn thì mềm và đặc biệt không có lông rụng ra.
Phần sau: Các phương pháp rửa mặt thay thế máy rửa mặt Clarisonic
GG,
Hôm bữa đọc wordpress của chị sơ qua, thấy có sự quen nhẹ. Giờ nhìn cái background lông thú trắng thì sực nhớ hình như chị ngày xưa cũng bên nhà mua gì hôm nay thì phải :p
Btw, cái Clarisonic này khó chịu quá chị ơi, em dùng Mia2 mà bị breakout như điên, dừng dùng thì lại bình thường. Kết quả sau 2 tháng cho nằm xó đã phải tống tiễn với giá 60$ T_T.
Ủa ko phải rồi em ạ, chị ko post ảnh của chị lên đâu khác ngoài wordpress này á 🙂 em có link ko cho chị xin. Da em chắc highly sensitive nhỉ, vậy chị recommend máy Hada Crie của Nhật nhé, chị sắp review em ý rồi 🙂 em đợi nha. Chị giới thiệu máy này cho rất nhiều bạn bè và đồng nghiệp ai dùng cũng khen em ạ ^^ em có thể google tạm còn ko đợi review của chị
Da em, em nghĩ là ko sạch thì mụn chị, vì dù em rửa cách nào cũng thấy toner vẫn còn 1 ít vàng vàng, chắc là residue left hic.
Dạ, em đặt gạch hóng review của chị nha. Mà không biết cái món cùa Nhật đó có mua 2nd hand được không ta :P. Chứ máy mới e nghĩ đắt lắm 😛
Cmt thế này hơi lạc quẻ mà c ơi c có biết nên đặt sonicare dòng nào nếu muốn trắng răng ko? Em đang băn khoăn healthy white và Flexcare. Mới cả trang nào thì có deal tốt ạ?
Flexcare mới hơn e mua Flexcare đi e ạ. Thường e có thể mua trên amazon UK hoặc US hoặc boots ở UK e ạ. Dòng flexcare mới ra nhất thì giá khoảng 80-90 bảng.
cho mình hỏi là mình mới mua bé mia 2 đk 1 tuần, khi mua về mình cũng chưa sạc gì cả, mình dùng cho mặt 2 lần/1 ngày, vùng da ở cánh tay 1 lần khi tắm , hôm nay khi đi tắm mình dùng cho mặt xong định dùng tiếp cho vùng da ở cánh tay thì máy ko chạy mà chỉ rung lên , đèn led nhấp nhày liên tục, như vậy là máy hết pin hả bạn, mình tưởng hỏng nên lo quá!
Chắc vậy bạn nhé, bạn sạc pin xem sao.